Tôi sinh năm 1985, cái tuổi đủ để chứng kiến sự thành công của rất nhiều người và nhiều công ty ở Việt Nam. Tất cả những ông (bà) chủ Doanh nghiệp mà tôi quen, đa số họ đều thuộc thế hệ 7x, một số thế hệ 8x và cả 9x. Trong bài viết này, tôi muốn nói đến sự thành công của thế hệ 7x, và đặc biệt hơn đó là những Doanh nghiệp có một truyền thống kinh doanh lâu đời hoặc tồn tại từ 20 chục năm trở nên.
Bài viết này được viết dựa trên việc quan sát, trải nghiệm và góc nhìn cá nhân của Phatmarcom cho nên chắc chắn sẽ còn nhiều điều thiếu xót hoặc thiếu khách quan. Kính mong Quý độc giả thông cảm và góp ý thêm cho mình.
Bây giờ, chúng ta cùng nhìn lại về Kinh tế Việt Nam, điểm lại các Tập đoàn, công ty lớn ở Việt Nam như: Tập đoàn Vingroup, Masan, ngân hàng ACB, Tập đoàn Thành Thành Công.v.v. Họ đều là các Tập đoàn, công ty lớn với tài sản trên 1000 tỷ đồng cùng hàng ngàn nhân viên. Ngoài việc liên quan ít nhiều đến chính trị, chúng ta có thể thấy đằng sau việc điều hành các tổ chức này có yếu tốt gia đình rất lớn. Đó là một số ít các công ty lớn. Còn đại đa số các công ty gia đình có quy mô nhỏ hơn thì sao? Thậm chí tôi còn chứng kiến rất nhiều chủ cơ sở kinh doanh làm ăn hơn mấy chục năm mà vẫn không chịu lên công ty dù tiền mặt không thiếu, nhân viên thì cả hàng trăm người.
Các cơ sở kinh doanh truyền thống như: cở sở sản xuất mỡ bò, sản xuất lò gốm, xưởng gỗ, nhà máy xay xát lúa gạo, cơ sở sản xuất gạch, rồi đến các vựa lúa gạo, trái cây, trứng thịt gia cầm, lò mổ đóng gói thịt bò, thịt heo .v.v. Tổng tài sản của nhiều cơ sở có thể lên đến cả 100 tỷ đồng. Trong khi nhiều công ty rơi vào tình trạng khó khăn vì Covid, thì những dạng kinh doanh kiểu gia đình này họ vẫn tồn tại, vẫn làm ăn có lãi. Một trong các công ty dạng như vậy mà tôi biết đó là Công ty SX TM DV Vân Phương. Công ty này đã có thâm niên trên 25 năm kinh doanh trong ngành mỡ bò, mỡ bôi trơn. Trong thời gian tôi làm việc cho họ, tôi chưa thấy một sự chi trả lương chậm trễ nào cho Công Nhân Viên, các phúc lợi cho nhân viên luôn đảm bảo tốt. Và rất nhiều công ty khác mà tôi biết, họ cũng như vậy. Và yếu tố gia đình trong các công ty này thì rất lớn.

Vậy đâu là những yếu tố làm nên điều kỳ diệu này tại các mô hình kinh doanh theo kiểu gia đình? Theo cá nhân tôi, đây là những yếu tố tạo nên sự thành công của họ và cũng đáng để chúng ta cùng học hỏi:
- Thâm niên làm lâu năm trong nghề đã giúp họ có 1 vị trí tốt trong thị trường
- Cơ cấu quản lý đơn giản và ít phức tạp hơn giúp họ triển khai mọi việc nhanh chóng
- Có sự chuyên sâu và tập trung cao độ vào lĩnh vực chuyên môn hoặc sản phẩm
- Văn hóa gia đình giúp nhân viên công ty trở nên thân thiết và gắn bó lâu hơn
- Sự tích lũy tốt tiền mặt, ít vay nợ giúp họ tránh nhiều rủi ro bị thâu tóm, phá sản
Trên là 5 yếu tố làm nên thành công của các công ty gia đình, chủ cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ mà mình đã nghiệm ra được. Dĩ nhiên là tại các công ty này, họ luôn luôn tồn tại nhiều vấn đề về quản trị. Nhưng việc họ tồn tại lâu trên thương trường, trong một chuỗi cung ứng đầy biến động thì đó là thành quả hết sức tuyệt vời. Theo bạn, bạn có đồng tình với ý kiến của tôi trong bài viết này không? Nếu bạn có ý kiến gì khác, hãy comment phía bên dưới và để cùng chia sẻ với mọi người nhé.
Nhiều hộ kinh doanh gia đình làm ăn hơn mấy chục năm, có thể nói là đại gia nhưng họ vẫn không chịu nâng cấp lên công ty. Công ty Vân Phương cũng là một trong số này https://vanphuong.asia